Insights
Blogs

Hướng đến tài chính bền vững – Hệ thống phân loại tài chính bền vững ASEAN và hàm ý cho Việt Nam

Hướng đến tài chính bền vững – Hệ thống phân loại tài chính bền vững ASEAN và hàm ý cho Việt Nam

Bài viết này nhằm giới thiệu về hệ thống phân loại tài chính nói chung và hệ thống phân loại tài chính bền vững của ASEAN cũng như tổng hợp một số cập nhật quá trình phát triển hệ thống phân loại tại Việt Nam. Dựa trên đó, bài viết đưa ra những một số thảo luận và khuyến nghị trong quá trình xây dựng hệ thống phân loại tài chính ở Việt Nam. Trong bài viết này, nhóm tác giả sử dụng thuật ngữ ‘hệ thống phân loại tài chính’ hay ‘danh mục phân loại tài chính’ với ý nghĩa tương tự nhau và được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh ‘taxonomy’ áp dụng trong ngành tài chính, ngân hàng.

Những năm gần đây và nhất là sau COP26, ngày càng có nhiều định chế tài chính công bố những cam kết về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Điều này cũng đặt ra sự cần thiết có một định nghĩa hoặc sự đồng thuận trong ý hiểu chung của ngân hàng, nhà đầu tư và khách hàng về ‘xanh’ hay về ‘bền vững’. Tại khu vực ASEAN, các cơ quan chính phủ hay các định chế tài chính, hiệp hội ngân hàng đã bắt đầu phát triển hệ thống phân loại tài chính xanh, hệ thống phân loại tài chính bền vững như là một phần trong hệ thống chính sách tài chính bền vững của mình để đảm bảo các khoản tài chính đạt được những cam kết trên. Đầu năm 2022, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia (OJK) công bố hệ thống phân loại tài chính xanh (green taxonomy) nhằm hướng dẫn các nhà tài chính khi đầu tư vào nền kinh tế xanh của Indonesia[1].

Trước đó, vào tháng 11 năm 2021, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đưa ra phiên bản thứ nhất của hệ thống phân loại tài chính bền vững (the ASEAN taxonomy for sustainable finance). Đây được coi như là khung phân loại chung của khu vực và cung cấp ý hiểu chung về ‘bền vững’ cho các quốc gia thành viên của ASEAN trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà vẫn cân nhắc đến những yêu cầu đặc trưng và những hoạt động ưu tiên của từng quốc gia thành viên.

Tại Việt Nam, việc thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật bước đầu về tín dụng xanh, trái phiếu xanh cũng như cơ chế khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế xanh, dự án xanh đã được đưa vào một số điều khoản của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và nghị định số 08/2002/NĐ-CP quy định chi tiết môt số điều của Luật. Hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối thực hiện nhiệm vụ về xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh (sau đây gọi là danh mục phân loại xanh) trước ngày 31 tháng 12 năm 2022. Bên cạnh đó, theo Chiến lược quốc trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia.

Bài viết này nhằm giới thiệu về hệ thống phân loại tài chính nói chung và hệ thống phân loại tài chính bền vững của ASEAN cũng như tổng hợp một số cập nhật quá trình phát triển hệ thống phân loại tại Việt Nam. Dựa trên đó, bài viết đưa ra những một số thảo luận và khuyến nghị trong quá trình xây dựng hệ thống phân loại tài chính ở Việt Nam. Trong bài viết này, nhóm tác giả sử dụng thuật ngữ ‘hệ thống phân loại tài chính’ hay ‘danh mục phân loại tài chính’ với ý nghĩa tương tự nhau và được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh ‘taxonomy’ áp dụng trong ngành tài chính, ngân hàng. 

Tải tài liệu tại đây

[1]https://bnews.vn/phan-loai-tai-chinh-xanh-tai-indonesia/229983.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *